AnhDuyAudio
235 Điện Biên Phủ, Q.3, Tp.HCM
ĐT:0918330776 -0916789767
172 Pasteur, Q.1, Tp.HCM
ĐT: (028) 22437008
72 Trần Nhân Tông - Hà Nội
ĐT: (024) 39725014


Danh mục sản phẩm

Hỗ trợ kỹ thuật

0909 275 583

Thống kê truy cập

  Hôm nay  Hôm nay: 3898

  Hôm qua  Hôm qua: 5283

  Tuần này  Tuần này: 18072

  Tháng này  Tháng này: 89096

  Tổng lượt truy cập  Tổng lượt truy cập : 76249458

  Hiện có  Hiện có 189 khách trực tuyến

Đăng ký nhận tin

Để Khai Thác Tối Đa Hiệu Quả Âm Thanh Của Phòng Nghe Nhạc
Cập nhật ngày: 29.12.2013, Lượt xem: 2509

Để Khai Thác Tối Đa Hiệu Quả Âm Thanh Của Phòng Nghe Nhạc


Để thưởng thức âm nhạc một cách trọn vẹn và phát huy tối đa khả năng trình diễn của một dàn máy, chúng ta cần quan tâm tới chất lượng của phòng nghe. Một phòng nhạc bố trí không hợp lý sẽ làm cho một hệ thống âm thanh có giá trị trở nên tầm thường. May mắn thay, chúng ta đã có những” mẹo” thật đơn giản có thể cải tạo được phần nào chất lượng âm nhạc cho phòng nghe của mình mà không cần phải đầu tư nhiều công sức hay tiền bạc. Một trong những cách điển hình là:

  I/ Thay đổi Vị Trí Đặt Loa 

Vấn đề thường gặp ở những phòng nhạc là vị trí đặt loa không thích hợp. Một vị trí đặt loa đúng có thể tạo ra hiệu ứng cân bằng về âm sắc, nâng cao chất lượng âm bass, cũng như làm cho âm nhạc có chiều sâu và lan rộng hơn. Chúng ta hãy thử thay đổi vị trí đặt loa trong phòng nhạc của mình  bằng cách dịch chuyển từ từ vị trí hiện tại của loa đến môt điểm nào đó ta sẽ có cảm giác âm thanh khác lạ và hay hơn trước, Đó là “ Vị Trí Đúng” của loa.

1.      Mối liên quan giữa vị trí đặt loa và người nghe : nên đăt loa ở vị trí tạo thành một góc tam giác với người nghe. Ở vị trí này người nghe sẽ cảm nhận chất lượng âm nhạc đầy đủ nhất, âm thanh sống động và đầy màu sắc hơn.

2.      Vị Trí đặt loa và tường phòng : Loa được đặt gần vách tường hay các góc phòng sẽ cho chúng ta âm bass mạnh mẽ và sôi nổi hơn. Tuy nhiên âm Bass sẽ thiếu trung thực nếu đặt quá gần tường và góc phòng.

3.      Vị trí người nghe và loa cũng quyết định đến cường độ âm cộng hưởng (âm vang) trong phòng. Người nghe càng ngồi xa vị trí loa thì càng nghe rõ âm cộng hưởng. Khi mức độ cộng hưởng âm của phòng giảm đi, âm bass sẽ nổi bật và sống động hơn.

4.      Âm nhạc phát ra từ loa càng di chuyển xa trong phòng thì chiều sâu về âm sắc của nó càng nhiều và giàu hình ảnh hơn.

5.      khoảng cách về chiều cao giữa người nghe và vị trí loa cũng tạo được hiệu quả cân bằng về âm sắc.

6.      Đặt loa theo kiểu Toe-in: Là bố trí loa sao cho tạo ra được một “góc nhìn hợp lý” từ vị trí loa đến vị trí người nghe, hệ thống loa có khuynh hướng nghiêng về phía người nghe. Tại sao chúng ta phải đặt loa theo cách này?

Thật ra mối quan hệ về mặt hình học giữa vị trí người nghe và vị trí của hai loa là vô cùng quan trong. Nếu như không bàn đến phòng nghe nhạc thì mối quan hệ này có tính quyết định đến chất lượng của âm nhạc.

Người nghe nên ngồi ngay vị trí “chính xác” giữa hai loa, bảo đảm khoảng cách từ mỗi  loa đến” vị trí nghe” phải lớn hơn khoảng cách của chính hai loa. Khoảng không gian chênh lệch này được gọi là “sweet spot” hay “ vị trí đúng” ( xem hình minh họa). Ngay vị trí này, người nghe sẽ cảm nhận được đầy đủ nhất nhạc tính của âm nhạc, âm nhạc sẽ sống động và mạnh mẽ hơn.

Nhìn chung, vị trí nghe càng gần loa người nghe sẽ có cảm giác  âm nhạc gần gũi và “trực tiếp” hơn. Trái lại, nền nhạc sẽ lan rộng và “mênh mông” hơn khi vị trí nghe có khuynh hướng cách xa loa.

 Một “góc nghe” hợp lý sẽ cho chúng ta một nền nhạc bao la đầy màu sắc.

Dựa vào mối quan hệ hình học về “góc nghe” này, chúng ta có thể sắp đặt vị trí loa và người nghe theo nhiều cách: 

-          Khoảng cách giữa loa và người nghe gần hơn ( đồng thời khoảng cách giữa các loa cũng gần hơn)

-          Khoảng cách giữa loa và người nghe xa hơn ( đồng thời khoảng cách giữa các loa cũng xa hơn)

  Tóm lại, thiết kế một vị trí đặt loa thích hợp cho phòng nghe nhạc, chúng ta sẽ có được chất lượng âm nhạc tốt hơn, sống động và đầy màu sắc hơn.

 

Cách bố trí loa hướng vào TOE-IN sẽ làm tăng cường hiệu ứng Stereo.

Cách bố trí này sẽ giảm sự ảnh hưởng của hai bên tường tới chất lượng âm thanh.

Lưu ý: Đỉnh của tam giác phải trước vị trí ngồi nghe khỏang 20-30 cm.

D1: Khoảng cách giữa 2 loa

D2: Khoảng cách từ 2 loa đến

D3: Khoảng cácfh giữa vị trí ngồi và tường phía sau

  

II. Các rắc rối thường gặp của phòng nghe và cách xử lý.

 

1. Chưa xử lý tốt vấn đề “mặt phẳng song song”

 

Có lẽ rắc rối thường gặp và gây ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng âm thanh của phòng nhạc là do chúng ta chưa xử lý tốt vấn đề “mặt phẳng song song”. Vậy “mặt phẳng song song” là gì?

Khi đặt hai mặt phẳng có tính phản xạ âm  đối diện với nhau trong phòng nhạc, sẽ xãy ra hiện tượng “Flutter Echo” hay còn gọi là “phản xạ âm”. Đây là một tiếng “ngân vang”, khi âm thanh chính đã “tắt” trong quá trình di chuyển, trong khi âm thanh phản xạ của nó vẫn còn tồn tại.

Có thể mô tả hiện tượng này tương tự như khi bạn vỗ tay trong một căn nhà trống, bạn sẽ nghe được một âm thanh “vọng lại” trong  không khí sau khi đã ngưng hành động vỗ tay một lúc.

Tiếng “Flutter Echo” này có ảnh hưởng rất nhiều đến âm trung và âm treble.

Tuy nhiên chúng ta vẫn có cách khắc phục chúng . Trước tiên phải tìm hiểu xem hai mặt phẳng song song nào đã tạo ra “phản xạ âm”, sau đó dùng những vật liệu có tính khuyếch tán âm hoặc hấp thu âm đặt lên trên mỗi mặt phẳng. Có thể dùng những vật liệu rẻ tiền và sẳn có như tấm màn treo cửa sổ hoặc tấm thảm trải sàn.

Như vậy điều tối kỵ cho phòng nghe nhạc là tồn tại 2 mặt phẳng có tính phản xạ âm song song với nhau. Ví dụ 2 tường bên nhẵn phẳng hoặc trần và nền cũng như tường phía trước và sau lưng chưa được xử lý.

  

 

Xử lý "mặt phẳng song song"bằng cách dán hai bên tường các vật liệu hút âm

 2. Sàn và váchchưa được cách âm tốt

 Thông thường, chúng ta hay đặt loa cạnh các vách tường hay sàn phòng. Khi dàn âm thanh hoạt động, âm nhạc từ loa sẽ đi trực tiếp đến tai người nghe. Ngoài ra một phần năng lượng của chúng  bị phản xạ trở lại do các vách tường, sàn và trần nhà. Các tín hiệu âm phản xạ này “đan xen” vào tín hiệu âm nhạc chính và “triệt tiêu” lẫn nhau làm cho chất lượng âm nhạc giảm đi đáng kể

 Tuy nhiên, hai tín hiệu âm thanh này có thời gian di chuyển khác nhau, vì vậy tín hiệu âm phản xạ cũng đến tai người nghe chậm hơn do quãng đường đi của nó dài hơn. Điều này làm cho người nghe có cảm giác chất lượng âm nhạc không đồng bộ và mất cân bằng về âm sắc.

Cùng một loại loa và cùng chất lượng như nhau, nhưng khi được đặt ở những phòng có diện tích khác nhau sẽ cho tín hiệu âm phản xạ khác nhau. Để khắc phục tình trạng “phản xạ âm” một cách đơn giản và ít tốn kém, người ta cũng sử dụng những vât liệu có tính hấp thu âm hay khuyếch tán âm có sẳn như các tấm màn hay thảm, treo chúng lên các vách tường ở vị trí giữa loa và người nghe.

 Có vài cuộc tranh cãi giữa các “cư dân high-end” về vấn đề: “âm phản xạ” nên được hấp thu hay khuyếch tán?

Nhóm ủng hộ “khuyếch tán” cho rằng, các sóng âm phản xạ có biên độ thấp sẽ dễ dàng lan truyền rộng khắp trong không gian, tạo điều kiện tốt cho âm nhạc “ bay bỗng” hơn.

Nhóm ủng hộ “hấp thu” thì giải thích như sau: Tín hiệu âm phản xạ khi đi lẫn lộn với âm thanh chính  được phát ra trực tiếp từ loa, chúng có thể làm suy yếu âm thanh này, dẫn đến chất lượng âm nhạc cũng giảm đi đáng kể.

 Lưu ý rằng, chúng ta không nhất thiết phải xử lý toàn bộ phòng âm để giải quyết vấn đề “phản xạ âm”. Thực ra tín hiệu “âm phản xạ” này chỉ xuất hiện ở một vài vị trí trên tường mà thôi.

Ở tần số trung và cao, tín hiệu âm thanh hoạt động tương tự như các tia ánh sáng vậy, do đó chúng ta chỉ cần tìm đúng các “điểm phản xạ” trên tường và xử lý chúng.

 3. Âm Bass quá dày và cứng

 Âm bass quá “dày” và “cứng” là nỗi phiền phức đối với những người chơi nhạc.  Quá trình cộng hưởng âm của phòng, vị trí đặt loa không đúng, hay chất lượng của loa quá xấu là nguyên nhân chính gây ra “vấn nạn” trên.

 Một thiết bị đơn giản, rẻ tiền nhưng hoạt động rất hiêu quả có tên là “Tấm tiêu âm” sẽ giải quyết được tình trạng này.

“Tấm tiêu âm” có thể đứng riêng biệt một mình hoặc treo trên tường, sao cho mặt phẳng của nó tiếp xúc với vách tường. Trên bề mặt của thiết bị này có khoét nhiều lỗ nhỏ, có tác dụng “thu hút” những sóng âm có tần số thấp. Đặc biệt các nút điều chỉnh được thiết kế sẳn, cho phép chúng ta chọn lọc tần số, băng tần của sóng âm cần xử lý.

 Ngoài ra chúng ta cũng không nên bỏ qua “vị trí đặt loa”.Nếu đã điều chỉnh vị trí của loa rồi mà chất lượng âm bass vẫn chưa cải thiện, lúc này hãy nghĩ đến việc thay thế một bộ loa khác.

 4. Chất lượng âm thanh xấu do đặt những vật có tính "phản xạ âm” gần loa.

Các thiết bị ngoại vi hay vật dụng có kích thước lớn đặt trong phòng cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng âm thanh của loa. Một cửa sỗ nằm phía sau loa, những loa sub…hay thậm chí là bộ khuyếch đại công suất được đặt nằm trên sàn nhà đều có khả năng làm giảm chất lượng âm thanh của phòng nhạc.

 Chúng ta nên thay đổi vị trícác vật này hoặc hạn chế ảnh hưởng của chúng đến chất lượng âm thanh. Chẳng hạn như đối với cửa sỗ nằm phía sau loa, ta có thể treo một tấm màn hoặc drap mỏng nhằm hạn chế mức độ “phản xạ âm” của nó.

 Phía sau  và 2 bên góc của loa có treo các tấm tiêu âm

 Những Điều Nên Làm Và Tránh  Đối Với phòng nghe nhạc

 Sau đây là tóm tắt ngắn gọn những phương cách đơn giản nhưng rất thực tiển và hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng âm thanh của phòng nghe nhạc.

 

  • Vị trí loa: Chúng ta có thể hình dung, vị trí của một ngôi nhà sẽ quyết định đến giá trịcủa ngôi nhà đó. Tương tự như vậy, vị trí đặt loa trong một phòng nhạc sẽ quyết định chất lượng  âm nhạc của phòng. Vì vậy khi cần xử lý âm để cải thiện chất lượng âm cho một phòng nhạc, điều đầu tiên chúng ta nên quan tâm là “ vị trí loa”.
  • Diện tích phòng:  Khi chuẩn bị thiết kế một phòng nghe nhạc, chúng ta nhất định phải chú ý đến các thông số về kích thước (chiều dài, chiều rộng và chiều cao). Đây là yếu tố rất quan trọng trong thiết kế phòng nhạc. Chất lượng âm nhạc phụ thuộc nhiều vào các yếu tố này.
  • Mặt phẳng song song: Nếu phòng nhạc của bạn có hai mặt vách tường nằm đối diện nhau, điều này sẽ gây ra hiện tượng “phản xạ âm”. Cách đơn giản nhất để khắc phục “phản xạ âm” là tận dụng những vật liệu có sẳn như tấm thảm trải sàn, tấm drap…treo hoặc dán lên hai bề mặt của vách tường.
  • Tường và trần: Tường và trần là tác nhân chính của “phản xạ âm” và “méo âm”. Chúng ta chỉ cần hạn chế đặc tính phản xạ của chúng bằng những vât liệu có tính hấp thu hay khuyếch tán âm như tấm xốp, thảm trải sàn, tấm drap...
  • vật mang tính phản xạ và loa : hạn chế đặt những vật có đặc tính phản xạ gần với loa như: Bộ khuyếch đại công suất, giá để loa…Vì các vật này sẽ hạn chế khả năng trình diễn âm nhạc của loa. Chúng ta có thể di chuyển chúng về vị trí phía sau loa hoặc che phủ chúng bằng những vật liệu có tính hấp thu âm.
  • Chiều cao và độ dốc của phòng: Một phòng nhạc cóthiết kế trần cao và độ dốc hợp lý sẽ hạn chế được tình trạng “phản xạ âm” giữa trần và sàn phòng. Với phòng nhạc như thế này, nếu chúng ta chọn vị trí đặt loa ở điểm có trần thấp nhất, dàn loa sẽ cho chúng ta âm bass sâu và mượt mà hơn.
  • Vật liệu hấp thu âm tần số cao và âm tần số thấp: Thông thường, trong một phòng nhạc, vật liệu hấp thu âm tần số cao chiếm đa số so với vật liệu hấp thu âm tần số thấp. Điều này khiến cho độ “ vang âm “ của phòng không đồng bộ,âmbass cũng trở nên dày đặc và không sống động.
  • Thay đổi vi trí nghe nhạc: “sóng âm đứng”do âm thanh tạo ra sẽ hình thành các “vùng tỉnh” tại những vị trí có áp suất cao và thấp nhất của phòng. Điều chúng ta cần làm lúc này là thay đổi vị trí người nghe đến khu vực có áp suất cân bằng, xa tường phòng.
  • Triệt tiêu sóng đứng: Đối với các đồ vật trong phòng, nếu chúng ta biết xếp đặt chúng một cách có tính toán sẽ loại trừ đươc “sóng âm đứng”. Những vật có kích thước lớn nên được đặt phía sau vị trí người nghe nhằm khuyếch tán các sóng phản xạ từ phía sau.

Phòng Nghe Nhạc “Đạt Tiêu Chuẩn” 

Một phòng nghe nhạc được xem là “ đạt tiêu chuẩn “ sẽ được thiết kế dựa trên  các thông số về kỹ thuật như sau: chiều dài 7 m rộng 4,8 m, trần phòng cao và thông thoáng, độ dốc của trần cũng được tính toán hợp lý.

- Sàn phòng được trải thảm (có tác dụng hấp thu sóng âm tần số cao và hạn chế hiệu ứng “ rung âm” giữa sàn và trần phòng).

- Mặt trước của  tường nên treo một tấm màn mỏng, đối với cửa sổ cũng được xửlý tương tự như vậy.

- Phía sau lưng người nghe nên là vật liệu hấp thụ âm để tránh âm thanh phản xạ ngược về tai người nghe.

- Các thiết bị xử lý âm nên đặt ngay góc tường, phía sau hệ thống loa.

- Tạo ra những vùng” thiếu ánh sáng” cho phòng, vì bóng tối trong phòng có khả năng hạn chế độ “rung” của tín hiệu âm tần số thấp cũng như âm bass phản xạ.

- Tính toán khoảng cách thích hợp giữa vị trí loa và mặt sau của tường phòng.

-  Không đặt những vật có tính phản xạ gần loa.

-  Bộ khuyếch đại công suất nên đặt phía sau loa.

 

Một phòng nghe nhạc được thiết kế dựa trên những tiêu chí kỹ thuât như trên nhất định sẽ cho chúng ta chất lượng âm thanh hài lòng nhất, các thiết bị âm thanh của chúng ta sẽ có dịp trình diễn hết khả năng của chúng.

Sơ Lược Về Nguyên Lý Âm học 

Thật ra chúng ta vẫn có thể tạo ra được những âm thanh như mong muốn từ các thiết bị âm thanh của mình mà không cần phải” thông suốt” về khái niệm âm thanh, âm học. Tuy nhiên, chúng ta cần phải tìm hiểu và nắm rõ cách thức hoạt động của âm thanh trong một phòng nghe nhạc như thế nào?

Nguyên Tắc Cộng Hưởng Âm Trong Phòng Nghe Nhạc

Cộng hưởng là qúa trình “rung động” của một vật ở một tần số tự nhiên của vật đó, chất liệu và kích thước của vật cũng quyết định đến qúa trình này. Cộng hưởng diễn ra quanh chúng ta mọi lúc, mọi nơi. Tiếng chuông ngân, tiếng bật nắp của một chai soda…cũng xảy ra cộng hưởng.

Để hiểu về hiện tượng này một cách thấu đáo hơn, chúng ta hãy xem qua ví dụ sau đây:

 

Một cô ca sĩ khi cất lên tiếng ca  có thể làm vỡ chiếc cốc thủy tinh bằng chính giọng hát của mình. Có thể giải thích hiện tượng này như sau:

Thật ra bản thân cô ca sĩ không phải là tác nhân làm vỡ chiếc cốc. Khi giọng ca của cô ta chạm đến tần số cộng hưởng của không  khí bên trong chiếc cốc, năng lượng từ giọng ca càng được tăng cường thêm do qúa trình cộng hưởng, đến một giới hạn nào đó, bản thân chất liệu làm nên chiếc cốc không thể chịu đựng nổi áp lực này, chiếc cốc sẽ vỡ tan ra.

 Là những người say mê âm nhạc, chúng ta không thể không  quan tâm đến “cộng hưởng âm”. Sự tăng cường cộng hưởng trong một không gian khép kín như phòng nghe nhạc là điều thú vị đáng quan tâm đối với những “cư dân” mê âm thanh.

 Không gian trong phòng nghe nhạc là một không gian khép kín, vì vậy, khi bị tín hiệu âm thanh phát ra từ loa kích ứng, không gian của phòng sẽ ”phản ứng” lại bằng  một tần số riêng, mức độ” phản ứng” này còn tùy thuộc vào khoảng cách giữa các vách tường, sàn và trần phòng. Quá trình này được gọi là “cộng hưởng âm không gian hẹp”.

 Phòng nghe nhạc hoạt động tương tự như một thiết bị điều chỉnh tần số âm thanh giữa loa và tai người nghe, nó khuyếch đại những âm có cường độ mạnh và làm suy yếu những âm có cường độ yếu hơn. Như vậy sẽ làm cho chất lượng âm nhạc trong phòng giảm đi.

 Hiểu được nguyên lý hoạt động của âm thanh trong một phòng nghe nhạc như thế nào, chúng ta sẽ dể dàng làm chủ đươc chúng. Chúng ta có thể hạn chế được những tác nhân “ có hại” cho âm nhạc cũng như tạo ra được “môi trường âm nhạc tốt” để âm nhạc có thể trình diễn hết khả năng của chúng.

Các Tỉ Lệ Về Kích Thước Phòng Hợp Lý

Thử tưởng tượng xem điều gì sẽ xãy ra với phòng nhạc khi không khí trong phòng bị âm thanh của loa kích ứng mạnh?  Như chúng ta đã biết, tương tự như trên ,tần số và cường độ “cộng hưởng âm” được quyết định bởi khoảng cách giữa các vách tường, sàn và trần phòng. Khoảng cách này càng lớn tần số cộng hưởng càng giảm. Ngoài ra, một phòng nhạc có trần phòng dốc sẽ hạn chế “cộng hưởng âm” tốt hơn một phòng có trần phẳng.

“Sự kích ứng” do âm thanh phát ra từ loa tác động đến không gian của phòng  sẽ giảm dần đi theo sự tăng kích thước về chiều dài, rộng và chiều cao của phòng nhạc.

  Sóng Âm Đứng

 Nếu chúng ta đã từng chứng kiến hình ảnh một tách café được đặt trên một mặt phẳng đang rung, chúng ta đã nhìn thấy sóng đứng rồi đó.

Sự rung động tác động lên chất lỏng bên trong tách café tạo ra làn sóng lan truyền từ trung tâm ra đến thành của tách. Theo qui luật tự nhiên, sau khi chạm đến thành ly làn sóng này sẽ phản xạ theo chiều ngược lại.

Ở một vài vị trí các rợn sóng này sẽ bổ sung năng lượngcho nhau, ở những vị trí khác

Các bài khác ----------------------------------------------------------

Download Catalog

2017 - 2018
Download Catalog

Video

Giới Thiệu

Basao Namsao

Tin mới nhận

Cách lựa chọn loa karaoke - Thông số hay Mục đích sử dụng ?

Cách lựa chọn loa karaoke - Thông số hay Mục đích sử dụng ?
Nếu tìm hiểu về loa karaoke thì bạn sẽ thấy rất nhiều bài viết trên Internet nói về cách lựa chọn loa qua những câu hỏi về công suất, thương hiệu, chất âm... Đa phần những bài viết đó chưa đặt họ vào bản thân người đi mua mà ở góc độ người bán hàng hơn. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận định đúng nhu cầu để lựa chọn loại loa phục vụ hát karaoke hợp lý.

Khuyến mãi

Hàng mới về,hàng hot

Monster Party Go 20

Monster Party Go 20
Loa karaoke xách tay Monster Party Go 20 công suất đỉnh 160W, dùng hệ củ loa cao cấp với loa Mid/Bass 16,5cm và loa Treble 5cm cho khả năng tái tạo âm thanh sống động và uy lực mạnh mẽ vượt trội so với các mẫu loa di động phổ thông cùng kích thước. Âm thanh loa di động Monster Party Go 20 có độ chi tiết cao và sạch trong, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu karaoke và nghe nhạc chất lượng cao cho những chuyến đi. Loa thiết kế nhỏ gọn tựa như chiếc balo có quai cầm nắm bọc cao su lót đệm và 2 dây đeo dễ dàng thuận tiện xách tay hoặc đeo lên vai tựa lưng êm thoáng khi di chuyển thường xuyên. Loa có sẵn 2 Micro không dây cao cấp đi kèm, nhẹ hát trợ giọng tốt cùng cổng ghim Guitar thỏa sức đàn ca.

Monster Musicbox
Monster Musicbox Go
Monster Cycle
Monster Cycle Plus
Klipsch GIG XL
Klipsch GIG XXL
Sound Base 80
Accuphase A-48
Loa Klipsch RP-500SA
Loa Sub Jamo S 808
Loa Sub Jamo S 810
Loa Klipsch RP-8060FA
Caspian M2 CD Player
Loa Klipsch RP-8000F
Denon HEOS 1 HS2
Akurate LP12
AH-C820
HDX2
Jamo S 803
Loa Klipsch RP-6000F
Denon HEOS 3 HS2
Jamo S 807
Klipsch La Scala AL5
Loa Klipsch RP-5000F
Denon HEOS 5 HS2
Global Cruiser AH-GC20
Jamo S 809
Loa Klipsch RP-4000F
Denon HEOS 7 HS2
MONSTER® S110 SUPERSTAR
Loa Klipch RP-400M
Ampli Denon DRA-800H
Loa Klipch RP-500M
Denon HEOS HomeCinema HS2
Denon DCD-800NE
JBL Pasion 8
Ampli Denon PMA-600NE
Loa Klipsch RP-600M
HiDiamond Digital Reference USB
Loa Klipsch RP-500C
Loa Klipsch RP-600C
Loa Klipsch RP-404C
Loa Klipsch RP-504C
Loa Tannoy SUPER TWEETER GR
Loa Klipsch RP-502S
Loa Klipsch RP-402S
Loa Klipsch SPL-100
Loa Klipsch SPL-120

AnhDuyAudio - Bán Ampli Denon,Loa Jamo,Loa tannoy,Ampli Cambridge,Đầu DAC,Loa Boston

AnhDuyAudio
Công ty TNHH Quốc Tế Anh Duy

Công ty TNHH Quốc Tế Anh Duy. GPDKKD : 0304157122 do sở KH & DT TP.HCM cấp ngày 06/01/2006

Địa chỉ 170 Ung Văn Khiêm, P.25, Q.Bình Thạnh. ĐT: (028) 38983424. Email : cskh@anhduy.vn. Đại diện pháp luật : Nguyễn Khắc Anh

-------------------------
Địa chỉ Showroom

- Chi nhánh 1 : 235 Điện Biên Phủ - P.6 - Quận 3 - Tp.HCM SĐT : (028) 22437005

- Chi nhánh 2 : 172 Pasteur, P.Bến Nghé - Quận 1 - Tp.HCM SĐT : (028) 22437008

- Chi nhánh 3 : 72 Trần Nhân Tông - Hai Bà Trưng - Hà  Nội SĐT: (024) 39725014

Địa chỉ bảo hành

- TP.HCM : 170 Ung Văn Khiêm - P.25 - Quận Bình Thạnh - Tp.HCM Hotline : 1900 88 66 24

- Hà Nội : 72 Trần Nhân Tông - Hoàn Kiếm - Hà  Nội SĐT: (024) 39725014

 
Chat Facebook với Chúng tôi
Chat zalo